Việt Nam Sử Lược (Ấn Bản Kỉ Niệm 100 Năm Xuất Bản Lần Đầu)
$95.00Pre-order book is expected to arrive from 2 - 3 weeks
Customer will be notified when book is ready for shipment or collection
Tác giả: Trần Trọng Kim
Đầu thế kỷ XX, giữa lúc nền học thuật nước nhà chỉ có các bộ đại tác như Đại Việt sử ký toàn thư hay Khâm định Việt sử thông giám cương mục là nguồn sử liệu chính thống nhưng chưa đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử của phần đông dân chúng, thì Việt Nam sử lược, với tư cách là bộ thông sử chi tiết đầu tiên được viết bằng chữ quốc ngữ, đã xuất hiện và nhanh chóng thu hút sự quan tâm của độc giả lẫn giới nghiên cứu cả nước. Từ đó đến nay đã 100 năm trôi qua, tác phẩm vẫn giữ nguyên giá trị và là quyển sách vỡ lòng quen thuộc cho những ai bắt đầu tìm hiểu lịch sử Việt Nam.
Để góp phần hoàn thiện và phổ biến “tấm Nam sử” mà học giả Trần Trọng Kim đã dệt những sợi đầu tiên cách nay đúng một thế kỷ, Đông A tiến hành tái bản tác phẩm Việt Nam sử lược, dựa theo bản in của nhà Tân Việt năm 1954, có bổ sung một số chi tiết từ các bản in năm 1920, 1928 và 1971. Đồng thời, chúng tôi tuyển lựa và thêm vào một số hình ảnh minh họa từ nguồn tranh dân gian, bảo tàng và một số tư liệu sách báo xưa, với mong muốn gửi tới bạn đọc một ấn bản không chỉ chỉn chu về mặt nội dung mà còn trang nhã về mặt hình thức, nhân kỷ niệm 100 năm ngày tác phẩm ra đời 1920 - 2020.
Ấn bản cao cấp Việt Nam sử lược có bìa cứng, ruột in 2 màu trên giấy GV76-BB định lượng 100gsm, quà tặng kèm gồm bản đồ, bookmark và bộ postcard 8 tấm.
Thông tin tác giả: Trần Trọng Kim (1883 - 1953) là nhà giáo dục, nhà biên khảo văn học và sử học Việt Nam, hiệu Lệ Thần, người xã Đan Phố, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Trần Trọng Kim thuộc thế hệ trí thức Việt Nam giao thời, vừa uyên thâm Nho học, vừa am tường Tây học. Mười bảy tuổi, ông thi đỗ vào trường Thông ngôn. Năm 1906, ông tham dự hội chợ Marseille rồi xin ở lại Pháp học thêm. Năm 1911, ông về nước và tận tụy với công việc dạy học. Sau khi nghỉ hưu, tháng 3 năm 1945, ông tham gia chính trường, rồi giữ chức Thủ tướng của Đế quốc Việt Nam cho đến khi chính phủ này sụp đổ vào tháng 8 cùng năm. Ông trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh khó nhọc. Ngày 2 tháng 12 năm 1953, ông đột ngột qua đời tại Đà Lạt.
Trong sự nghiệp nghiên cứu và biên khảo, Trần Trọng Kim để lại nhiều tác phẩm giá trị, như Sơ học luân lý, Sư phạm khoa yếu lược, Việt Nam văn phạm, bộ ba Quốc văn giáo khoa thư, Luân lý giáo khoa thư, Sử ký - địa dư giáo khoa thư, nhưng nổi tiếng nhất là hai bộ Nho giáo và Việt Nam sử lược.
Nhận xét về tác phẩm và tác giả:
“Cái văn cổ kính điềm đạm, lời thuật sáng sủa dồi dào, cách xếp đặt có trật tự phân minh, ý cai quát được rõ ràng khúc chiết, ấy là những cái đặc sắc của bộ Việt Nam sử lượ” - Thiếu Sơn, trong Phê bình và cảo luận.
“Ông (Trần Trọng Kim) được xem là một nhà giáo gương mẫu, một học giả bậc thầy, một con người nghiêm túc.” - Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh.