[OCT COMBO 4] Nói Chuyện Là Bản Năng, Giữ Miệng Là Tu Dưỡng, Im Lặng Là Trí Tuệ + Sợ Hãi Là Bản Năng, Quyết Đoán Là Bản Lĩnh, Can Đảm Là Tôi Luyện + Thuật Quản Lý Khủng Hoảng Bản Thân + Làm Chủ Số Phận

$79.00 $101.00
Tax included. Shipping calculated at checkout.

Nói Chuyện Là Bản Năng, Giữ Miệng Là Tu Dưỡng, Im Lặng Là Trí Tuệ

Tuân Tử nói: “Nói năng hợp lý, đó gọi là hiểu biết; im lặng đúng lúc, đó cũng là hiểu biết”. Ngôn ngữ là thứ có thể thể hiện rõ nhất mức độ tu dưỡng của một người, nói năng hợp lý là một loại trí tuệ, mà im lặng đúng lúc cũng là một loại trí tuệ. Nếu một người không biết giữ miệng, nói mà không suy nghĩ, nghĩ gì nói nấy, tất nhiên rất dễ khiến người khác chán ghét.

Nội dung quyển sách này xoay quanh hai vấn đề đó là “biết cách nói chuyện” và “biết giữ miệng”, thông qua 12 chương sách nói rõ cách nói chuyện với những người khác nhau, cách nói chuyện trong những trường hợp khác nhau, làm thế nào để nắm vững những kỹ năng và chừng mực để nói chuyện cho khôn khéo, những người không giỏi ăn nói làm cách nào mới có thể nói được những lời thích hợp với đúng người và đúng thời điểm, để có thể ứng phó với những trường hợp khác nhau trong giao tiếp.

Người biết nói chuyện, ẩn sau con người họ là lòng tốt đã khắc sâu vào xương tủy, là sự tôn trọng đến từ việc đặt mình vào vị trí của người khác, là trí tuệ sâu sắc, độc đáo và lòng kiên nhẫn không ngại phiền hà. Họ chưa hẳn là những người giỏi ăn nói, nhưng mỗi khi nói đều làm người khác như được tắm trong gió xuân, vừa mở miệng là đã toát lên khí chất hơn người.

Người biết giữ miệng, bất kể trong trường hợp nào, họ đều có thể lập tức nhìn thấu cảm xúc của người khác, quan tâm đến cảm giác của đối phương, nói năng có chừng mực, làm gì cũng chừa lại đường lui cho mình và người khác. Vừa mở miệng là có thể làm yên lòng người khác, tự nhiên đi tới đâu cũng sẽ được chào đón.

Biết giữ im lặng thì cuộc sống sẽ dễ chịu hơn, học cách giữ miệng thì cuộc đời này sẽ không còn điều gì phải hối hận. Điều không nên nói thì không nói, điều không nên hỏi thì không hỏi, hiểu ý mà không vạch trần, nhìn thấu mà không nói ra, đó là bậc đại trí.

Sợ Hãi Là Bản Năng - Quyết Đoán Là Bản Lĩnh - Can Đảm Là Tôi Luyện

“Lòng can đảm dẫn người ta đến vinh quang và sự sợ hãi dắt họ đến cái chết.” - Seneca -

Hầu hết mọi tôn giáo, thực hành tâm linh, triết học và con người đều phải vật lộn với nỗi sợ hãi. Cụm từ được lặp lại nhiều nhất trong Kinh Thánh là “Đừng sợ”. Người Hy Lạp cổ đại nói về phobos, hoảng sợ và kinh hoàng. Các nhà Khắc kỷ tin rằng cảm thấy sợ hãi là điều tự nhiên, nhưng nó không thể cai trị bạn. Vì vậy, can đảm là khả năng vượt lên trên nỗi sợ hãi, làm điều đúng, làm điều cần thiết. Cùng với sự ôn hòa, công bằng và thông thái, can đảm tạo nên bộ tứ đức tính hồng ý vượt thời gian.

Trong cuốn sách “Sợ hãi là bản năng - Quyết đoán là bản lĩnh - Can đảm là tôi luyện”, Ryan Holiday đã phá vỡ các yếu tố của sự sợ hãi, biểu hiện của sự hèn nhát, các yếu tố của lòng dũng cảm, biểu hiện của sự can đảm và cuối cùng là yếu tố của chủ nghĩa anh hùng, biểu hiện của lòng dũng cảm. Thông qua những câu chuyện hấp dẫn về các nhà lãnh đạo lịch sử và đương đại, Holiday chỉ cho bạn cách chinh phục nỗi sợ hãi và rèn luyện lòng can đảm trong cuộc sống hằng ngày.

Thuật Quản Lý Khủng Hoảng Bản Thân

Dù bạn là ai, đang hoạt động trong lĩnh vực nào hay đang thực hiện công việc tốt đến đâu, thì chắc chắn có lúc bạn sẽ gặp phải những khó khăn, trở ngại ngáng đường. Những lúc như vậy, chúng ta đều bị khủng hoảng nặng hoặc nhẹ, tùy theo mức độ của vấn đề. Và việc vượt qua khủng hoảng một cách ngoạn mục hay để mặc nó nhấn chìm bản thân chính là điểm phân biệt cốt lõi giữa những người thành công và kẻ thất bại.

Với mục đích giúp mọi người vượt qua khủng hoảng một cách dễ dàng, Thuật quản lý khủng hoảng bản thân của Brian Tracy sẽ đưa ra 21 bí quyết súc tích nhưng vô cùng giá trị về những đối pháp dành cho khủng hoảng. Bạn sẽ tìm ra cho mình những mẹo mực bổ ích như kiểm soát tinh thần, tiết kiệm năng lượng của bản thân, nhìn thẳng vào sự thật hay tự tin vào năng lực của chính mình,…

LÀM CHỦ SỐ PHẬN

Làm chủ số phận được viết dựa trên chính những nghiệm lý về hành trình làm chủ số phận của chính tác giả.

Ở Làm chủ số phận, chúng ta hiểu rõ được rằng con người thực sự có số phận “an bài” nhưng sự “an bài” ấy lại không nằm ở bất kì một đấng tối cao nào mà chính do chúng ta là người sở hữu số phận ấy.

Làm chủ số phận được chia thành 6 chương như 6 chặng đường tạo nên hành trình làm chủ số phận của mỗi người. Trước tiên, ta cần hiểu và phân biệt rạch ròi ranh giới giữa “tiền định” và “số phận”, chỉ khi hiểu được rằng số phận là thứ chưa bao giờ được an bài thì những chặng đường tiếp theo mới có ý nghĩa!5 chương tiếp theo mang đến cho ta biết những yếu tố tạo nên số phận, hành trình thay đổi số phận của mỗi người và cách thức thực hiện hành trình ấy. Làm chủ thân – tâm – trí – thần hay lựa chọn bước chân trên đường đạo, đó đều là những bước tiến đưa ta về gần với mục tiêu làm chủ số phận của mình.

Để kết luận rằng làm chủ số phận là dễ hay khó thực rất khó trả lời, bởi vì nó dễ với người dám làm, dám dấn thân, dám đánh đổi, dám từ bỏ, dám tiến bước, và ngược lại, khó với người không tin, không hiểu, không nghe, không làm. Suy đến cùng, đó là hành trình mà ai cũng muốn mình tới đích nhưng không phải ai cũng dám bước đi, có người bước đi rồi lại chẳng biết cách thức hay phương hướng để đến được đúng đích mình mong.
Vậy thì, Làm chủ số phận có thể được coi như một chiếc la bàn giúp ta xác định phương hướng, cách thức, quy trình.

Cuối cùng, chỉ cần chúng ta thực sự bắt tay vào thực hiện nữa thôi là số phận của chúng ta sẽ thực sự do chúng ta làm chủ.