Diễn Biến Tâm Lý Đám Đông - Gustave Le Bon
$25.00Tác giả: Gustave Le Bon
THỜI ĐẠI CỦA ĐÁM ĐÔNG – THỜI ĐẠI CỦA QUYỀN LỰC BÌNH DÂN
Trên đống đổ nát của rất nhiều hệ tư tưởng trước đây được coi là đã suy tàn hoặc đang suy tàn, rất nhiều quyền lực mà các cuộc cải cách liên tiếp đã phá hủy, người ta sẽ sớm tiếp thu những quyền lực mới. Trong khi đức tin cổ điển của chúng ta đang bị lung lay và biến mất, những trụ cột năm xưa lần lượt nhường chỗ cho thế mạnh mới. Quyền lực của đám đông là quyền lực duy nhất không gì có thể đe dọa được và uy tín của nó không ngừng tăng lên. Thời đại mà chúng ta sắp bước vào thực tế sẽ là THỜI ĐẠI CỦA ĐÁM ĐÔNG.
Những sự kiện phổ biến, có thể nhìn thấy ở mọi quốc gia, cho chúng ta thấy sự phát triển nhanh chóng của sức mạnh đám đông. Dù thế nào chăng nữa, chúng ta cũng sẽ phải phục tùng đám đông. Mọi lý lẽ chống lại nó chỉ là một cuộc khẩu chiến vô ích. Cho đến nay, việc tiêu diệt triệt để một nền văn minh đã già cỗi trở thành nhiệm vụ rõ ràng nhất của đám đông.
Thực sự không phải ngày nay điều này mới sáng tỏ. Lịch sử cho chúng ta biết rằng, các tư tưởng của nền văn minh đã mất đi sức mạnh, sự tan rã của nó là do những đám đông vô thức và sự tàn bạo của những kẻ man rợ.
Đám đông có sức mạnh hủy diệt. Sự cai trị của họ mang tính man rợ. Một nền văn minh bao gồm các quy tắc, kỷ luật cố định, sự chuyển đổi từ trạng thái bản năng sang trạng thái lý trí, dự tính trước cho tương lai, trình độ văn hóa nâng cao - tất cả đều là những điều kiện mà đám đông luôn không có khả năng nhận ra.
DIỄN BIẾN TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG – một hệ thống lý luận nghiên cứu về tâm lý đám đông từ Charles-Marie Gustave Le Bon, học giả hàng đầu nước Pháp. Các nghiên cứu của ông đã góp phần quan trọng vào việc khai mở cho việc nghiên cứu nhân học nói chung, và nghiên cứu về tâm lý cộng đồng của con người nói riêng.
Cuộc tranh luận đầu tiên về tâm lý đám đông diễn ra giữa hai nhà tội phạm học Scipio Sighele và Gabriel Tarde, về cách xác định và phân công trách nhiệm hình sự trong đám đông và do đó bắt giữ ai. Mặc dù sự quy kết trước đó này có thể hợp lệ, nhưng điều đáng lưu ý là Le Bon đã chỉ rõ rằng ảnh hưởng của đám đông không chỉ là hiện tượng tiêu cực mà còn có thể có tác động tích cực. Ông coi đây là một thiếu sót của những tác giả chỉ xem xét khía cạnh tội phạm của tâm lý đám đông.