Đằng Sau Một Quyết Định
$27.00Tác giả: Joseph L. Badaracco
5 câu hỏi kinh điển giúp nhà quản lý giải mã Vùng xám – vùng không có đúng sai nhưng lại có ý nghĩa then chốt đến tư duy và bản lĩnh của một người dẫn đầu.
Làm thế nào để giải quyết những vấn đề hóc búa? Sẽ có không ít lần, dù nhóm của bạn làm việc cật lực và đã phân tích những dữ liệu tốt nhất, nhưng vẫn không thể tìm ra đáp án cho các vấn đề mà nhóm gặp phải. Trớ trêu thay, bạn vẫn phải đưa ra quyết định, vì bạn chính là một người lãnh đạo, một nhà quản lý. Đây chính là lúc bạn rơi vào Vùng xám. Lúc này, là một thủ lĩnh, bạn bắt buộc phải hành động, cam kết và thuyết phục mọi người đi theo lựa chọn của mình. Vậy, làm thế nào để đưa ra những quyết định đúng đắn?
Vùng xám được Badaracco - tác giả “Đằng sau một quyết định lớn” định nghĩa là nơi chứa đựng những vấn đề lớn, đôi khi là phức tạp, và đôi khi không lớn, cũng chẳng phức tạp, nhưng lại rất hiếm. Nhìn chung, khi ở trong Vùng xám nghĩa là bạn đang phải đối mặt với những điều đầy rủi ro, thách thức, và biến động không ngừng. Đặc biệt, bạn sẽ không thể giải quyết chúng bằng việc phân định đúng - sai, vì “vùng xám là nơi không phải chỉ có màu trắng hay màu đen, là nơi không dễ dàng để phán xét điều đó đúng hay sai”.
Chưa hết, “khi đối mặt với những vấn đề này, ta thường phải trả lời khá nhiều câu hỏi khó - cho bản thân và cho người khác - để hiểu tường tận vấn đề đó là gì”. Do đó, Badaracco tin rằng, Vùng xám là nơi để kiểm tra khả năng lãnh đạo, những suy xét và ngay cả tính nhân văn của người quản lý. Thỉnh thoảng, chúng ta có thể sẽ bị lạc đường và tê liệt trước sự phức tạp và bất định của vấn đề, thậm chí là làm tổn thương người khác và sự nghiệp của bản thân, nhưng đã là một nhà quản lý có trách nhiệm, thì bạn phải biết cách đánh giá tường tận mọi việc và có hướng đi đúng đắn cho nhóm của mình.
Thấy được những gian truân ấy, Badaracco đã đem đến cho các nhà quản lý giải pháp mang tên “Đằng sau một quyết định lớn”. Cuốn sách gồm 6 mục lớn, chứa đựng 5 câu hỏi để bạn đọc có thể tự vấn bản thân một cách đơn giản, nhưng không kém phần sâu sắc để khai phá tư duy. Đặc biệt, những câu hỏi này đã được minh định bởi vô số người lãnh đạo trong nhiều thế kỷ và ở nhiều nền văn hoá khác nhau.
- Công cụ để đánh giá
- Hệ quả thuần của vấn đề là gì?
- Trách nhiệm cơ bản của tôi là gì?
- Kế hoạch hành động nào phù hợp với tình hình thực tế?
- Chúng ta là ai?
- Liệu có thể sống chung với quyết định này không?
Ngoài ra, bản thân là một giáo sư chuyên ngành đạo đức trong kinh doanh, Badaracco nhấn mạnh rằng, khi chúng ta giải quyết một sự việc, nó không đơn thuần chỉ nằm ở kỹ năng xử lý vấn đề, mà còn nằm ở quan điểm nhân văn của mỗi người, vì “chúng sai khiến và định hướng suy nghĩ, cảm giác, và hành động của chúng ta. Ở một chừng mực nào đó, quan điểm nhân văn chính là yếu tố quyết định chúng ta là ai”. Do đó, Badaracco đã kết thúc cuốn sách của mình với 2 phần phụ lục, bàn về chủ nghĩa nhân văn, bản chất của con người, quá trình tiến hoá, và đạo đức học.