Combo 3 cuốn: ĐÀM ĐẠO VỚI KHỔNG TỬ + ĐÀM ĐẠO VỚI LÃO TỬ + ĐÀM ĐẠO VỚI PHẬT ĐÀ
$75.00ĐÀM ĐẠO VỚI KHỔNG TỬ
“Đàm đạo với Khổng Tử” gồm những câu chuyện đối đáp giữa tác giả Hồ Văn Phi và Khổng Tử xoay quanh các tư tưởng, triết lí của ông được người đời ngưỡng mộ.
Ông được biết đến là người đầu tiên khai sáng Nho giáo, là một giảng sư, triết gia lỗi lạc của văn hóa phương Đông. Cốt lõi của học thuyết Khổng Tử là những nguyên tắc đạo đức, đó là: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, sự chính xác của các mối quan hệ xã hội, đạo đức và quy phạm làm người, “Đạo Trung Dung” và các đức tính “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”. Các giá trị đó đã có được tầm ảnh hưởng lớn trên mọi học thuyết khác ở Trung Quốc… Các tư tưởng của Khổng Tử đã được phát triển thành một hệ thống triết học được gọi là Khổng giáo”.
“Đàm Đạo với Khổng Tử” không chỉ là những câu chuyện đối đáp thông thường về nhân tình thế thái, mà nó còn chứa đựng cả một phạm trù văn hóa truyền thống, giúp chúng ta hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển Nho giáo, hiểu hơn về giáo dục truyền thống của tự nhiên – xã hội – nhân sinh. Như một dòng suối của những triết lí sống mãi với thời gian – là cảm nhận của bất cứ ai khi từng đọc cuốn sách này.
ĐÀM ĐẠO VỚI LÃO TỬ
“Đàm đạo với Lão Tử” tập hợp những câu đối đáp giữa học giả Lưu Ngôn và Lão Tử xung quanh các tư tưởng, triết lí của ông được người đời quan tâm.
“Lão Tử được hậu thế suy tôn là người sáng lập Đạo giáo đồng thời là tác giả cuốn sách “Đạo đức kinh” - một cuốn sách triết học kinh điển có ảnh hưởng lớn tới triết học phương Đông thời bấy giờ”.
Thông qua những câu chuyện đối đáp giữa Lão Tử và Lưu Ngôn, thấy được rõ quan điểm về Đạo của Lão Tử, ông đưa ra vấn đề về lối sống của con người, từ cách đối nhân xử thế của người quân tử đến cách tự rèn giũa bản thân. Dẫu tất cả xuất phát từ việc hoà đồng với Đạo - một bản thể siêu nhiệm thì những bài học nhân sinh mà Lão Tử đề cập đến vẫn rất gần gũi và hữu ích cho mỗi cá nhân trong công cuộc hoàn thiện bản thân.
“Lúc trước ta luôn nghĩ tới một việc: vạn vật trong vũ trụ từ có, không cùng sinh, từ chính phản cùng tựa, luôn luôn có hai mặt, chúng luôn chuyển đổi, biến hóa thì con người làm sao nắm vững được chúng? Nhận thức được điểm này lại lược bỏ mất điểm khác; nắm được hiện tại thì bỏ mất quá khứ và tương lai. Nhận thức của con người cứ luẩn quẩn, không hiểu được đạo lớn; dù có nói nhiều đến chân lý thì cũng chỉ là những hiểu biết về một điểm nào đó mà thôi, phải chăng đó chính là cái khó hiểu của đạo tâm? Bây giờ thì đã có cách, tức là phải nắm được điểm giữa, điểm chính. Nắm được điểm chính của đạo mới tránh được phiến diện, lệch lạc, mới có thể thấu hiểu được vũ trụ bao la, huyền diệu”.
ĐÀM ĐẠO VỚI PHẬT ĐÀ
“Phật,
Người thấu hiểu,
Thấu hiểu chân lý;
Thấu hiểu thế giới tâm linh;
Thấu hiểu ý nghĩa sự sống;
Thấu hiểu người hài hòa với tự nhiên”.
“Đàm đạo với Phật Đà” là cuộc đối thoại giữa Lý Giác Minh và Lâm Thấm. Quan điểm: “xem chuyện xưa sẽ biết chuyện nay, muốn nắm được chân lý, hẳn phải xem lại chuyện cũ” là một trong những quan điểm nổi bật của buổi đàm đạo với Phật Đà. Đặc biệt, đứng trước sự phát triển của xã hội ngày nay, sự hấp thụ của văn hóa ngoại lai và kết hợp với văn hóa truyền thống là quan điểm đáng được quan tâm trong buổi đàm đạo với Phật Đà.
Khi đọc “Đàm đạo với Phật Đà”, ta nhận thấy được một luồng tư tưởng thực tiễn và về sinh – tử đã được đốc kết thành những triết lí lâu đời: Con người, trời, đất, có sinh tất có tử. Làm gì có ai bất biến trường tồn. Ta từng nói ân ái là vô thường, lúc hợp lúc li, thân ngắn ngủi thì mệnh cũng chẳng lâu dài.
“Qua những thể nghiệm thực tiễn trong cuộc sống, ta cảm nhận được sinh mệnh trên thế gian này vốn có năng lực thấu hết tỏ hết. Chỉ vì từ lúc sinh ra luôn bị mê hoặc trong khó khăn, lại sẵn tính cố chấp, nên đã bỏ mất nguồn trí huệ lớn lao của chính mình. Cứ nghĩ lại, ta thấy có lúc mình cũng bị ràng buộc bởi những lập luận nêu trên. Chúng sinh có nhiều thiên kiến, lại tối tăm, nếu đem Phật pháp cao siêu mà phổ biến ra thì phải chăng đó là việc làm vô bổ. Ta do dự, không muốn làm gì cả”.